Công việc thiết kế đồ hoạ đòi hỏi phải chạy những phần mềm chuyên dụng cơ bản và phức tạp, ngốn rất nhiều tài nguyên cùng thời gian xử lý lâu dài. Để đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, các designer cần trang bị cho mình một chiếc máy tính đủ mạnh. Vậy đâu là những yếu tố cần quan tâm khi mua máy tính bàn làm đồ hoạ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Mua máy tính bàn làm đồ hoạ cần quan tâm đến yếu tố nào?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến không gian hiển thị chân thật và sắc nét, trong đó phải kể đến độ phân giải, kích cỡ màn hình, tấm nền và tần số quét. Một màn hình chuẩn dành cho thiết kế đồ hoạ phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố trên.
Kích cỡ cho màn hình máy tính bàn nên khoảng 25 inch, cho tầm nhìn đủ rộng, hạn chế tình trạng mỏi mắt. Hoặc người dùng có thể chọn màn hình có kích thước 27 inch để mở rộng không gian làm việc thêm đôi chút. Với những màn hình quá to hoặc quá nhỏ sẽ gây khó khăn khi làm việc, không thể tập trung được.
Không gian trải nghiệm chân thật, sắc nét
Tiếp theo, bạn nên quan tâm đến độ phân giải màn hình. Hiệu quả thiết kế sẽ trở nên hoàn hảo khi màn hình có độ phân giải tương xứng với kích cỡ. Màn hình lớn nhưng độ phân giải thấp sẽ khiến hình ảnh hiển thị bị nhòe, không rõ nét. Màn hình dành cho đồ họa cần có độ phân giải tối thiểu là Full HD. Ngoài ra, bạn có thể trang bị màn hình 2K hoặc 4K tùy theo tính chất công việc thiết kế của mình.
Trước khi mua máy tính bàn làm đồ hoạ, bạn cũng nên quan tâm đến tần số quét. Tùy thuộc vào sản phẩm thiết kế, designer có thể lựa chọn tần số quét là 75Hhz, 144hz hay 240hz. Với thiết kế 3D, tần số quét 144hz trở lên là lựa chọn phù hợp. Ngoài tần số quét thì tấm nền TN, VA hay IPS được trang bị trên màn hình cũng ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và góc nhìn. Tuỳ thuộc vào ngân sách mà người dùng lựa chọn cho mình màn hình có tấm nền phù hợp.
Yếu tố quan trọng tiếp theo của máy tính bàn làm đồ họa chính là cấu hình hay là khả năng hoạt động của máy. Đồng thời, quá trình làm việc của designer không phải làm việc trên 1 hay 2 phần mềm mà đôi khi cần phải chạy trên nhiều phần mềm cùng một lúc. Nếu máy không đủ đáp ứng có thể dẫn đến hiện tượng treo hoặc đứng máy.
Với thiết kế đồ họa 2D, cấu hình mà designer cần trang bị là Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5, RAM tối thiểu 8GB, ổ cứng SSD và HDD, card đồ họa onboard là đủ, đảm bảo khả năng chạy tốt cho các phần mềm đồ họa dạng nhẹ.
Với thiết kế đồ hoạ 3D, do phải chạy những phần mềm phức tạp nên cần có cấu hình trâu hơn. Cấu hình tối thiểu nên là Intel Core i7 hoặc AMD Ryzen 7, RAM 16GB, ổ cứng SSD và card đồ họa rời.
Với việc phát triển phần mềm, nên sử dụng bộ vi xử lý Intel Xeon hoặc AMD Threadripper cùng dòng GPU chuyên biệt như NVIDIA Quadro hay AMD FirePro. Cần phải kết hợp thêm thanh RAM ECC hay SSD có dung lượng lớn nhằm đảm bảo quá trình làm việc được tối ưu nhất.
Cấu hình đảm bảo hiệu suất làm việc tối đa
Sau khi thiết kế xong, sản phẩm phải được bàn giao và truyền đến các thiết bị khác. Vì thế, với máy tính bàn cho dân thiết kế, bạn cần quan tâm đến sự đa dạng của các cổng kết nối và hỗ trợ truyền dữ liệu. Máy tính bàn hoàn hảo phải có đủ các cổng kết nối như USB, Displayport hay HDMI cho khả năng truyền tải dữ liệu với chất lượng cao.
Việc mua máy tính bàn làm đồ hoạ tốt, chất lượng là điều cần thiết giúp đảm bảo hiệu suất làm việc được tối ưu. So với laptop trong cùng mức giá thì PC sẽ có hiệu năng mạnh mẽ vượt trội, hệ thống tản nhiệt tốt hơn, giúp công việc thiết kế hay render trôi chảy và nhanh chóng. Để biết thêm thông tin bổ ích khác, hãy theo dõi chúng tôi từ hôm nay nhé.
>>> Vị thế không thể xóa nhòa của những bộ máy tính để bàn làm đồ họa
Việc vay vốn sản xuất kinh doanh là một trong những cách quan trọng để…
Bảo lãnh vay vốn: Hiểu rõ về định nghĩa, cách thức hoạt động và lợi…
Trong thế giới đầy biến động của đầu tư và tài chính, tiền gửi ký…
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ ngân…
Thời buổi 4.0 đã và đang phát triển, tài khoản ngân hàng đã là một…
Tiền gửi doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính…